Quy trình, hồ sơ xin báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trong Khu công nghiệp
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng nhằm dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra giải pháp để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”. Quá trình này nhằm dự đoán và xác định các tác động tiêu cực hoặc tích cực có thể xảy ra đối với môi trường, từ đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu hoặc ngăn ngừa tác động tiêu cực, đảm bảo rằng các dự án, công trình được thực hiện mà không gây hại đáng kể đến môi trường và cộng đồng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Vậy quy trình, thủ tục xin báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) như thế nào, hãy cùng Kho xưởng đẹp tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Ban Quản lý Khu công nghiệp.
Hồ sơ gồm có:
• Văn bản đề nghị thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục II tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022.
• Báo cáo nghiên cứu tính khả thi/ báo cáo kinh tế – kỹ thuật của dự án hoặc các văn bản tương đương
• Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Mẫu số 04 Phụ lục II Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022.
2. Kiểm tra hồ sơ
Ban Quản lý xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, chưa hợp lệ hoặc chưa thực hiện thủ tục tham vấn, đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền thẩm định (trừ một số dự án đặc biệt), Ban Quản lý trả hồ sơ và có văn bản thông báo về việc từ chối cho doanh nghiệp.
3. Thẩm định hồ sơ
3.1 Thẩm định hồ sơ: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và hồ sơ đã thực hiện thủ tục tham vấn, đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền thẩm định (trừ một số dự án đặc biệt).
– Hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường.
– Cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định, kiểm tra, khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án, lấy ý kiến các tổ chức chuyên môn.
– Sau khi hoàn tất thủ tục thẩm định, cơ quan thẩm định phải tiến hành thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định: không thông qua, thông qua hoặc thông qua nhưng phải chỉnh sửa, bổ sung.
3.2. Thẩm định hồ sơ sau khi họp hội đồng
– Sau khi thẩm định báo cáo, nếu kết quả báo cáo thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, doanh nghiệp phải hoàn thiện và nộp hồ sơ tại cơ quan thẩm định trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày nhận được văn bản.
– Sau khi hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp được gửi đến, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp tục thực hiện thẩm định hồ sơ thẩm định.
4. Phê duyệt và gửi kết quả
– Bộ phận thẩm định trình Trưởng ban có thẩm quyền đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường từ doanh nghiệp. Trưởng ban Ban Quản lý xem xét và ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nếu chưa đủ điều kiện để phê duyệt phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do gửi đến doanh nghiệp.
– Ban Quản lý có trách nhiệm công khai trên cổng thông tin điện tử về quyết định đã phê duyệt thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tham khảo về quy trình, thủ tục xin báo cáo tác động môi trường trong Khu công nghiệp nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật hiện hành. Việc nắm vững các quy định không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp mà còn hạn chế những rủi ro không đáng có trong quá trình vận hành và phát triển. Nếu gặp các vướng mắc về pháp lý, vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn và giải đáp, Kho xưởng đẹp luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.