Quy định hiện hành mới nhất về các cấp độ PCCC

Quy định hiện hành mới nhất về các cấp độ PCCC

1. Quy định hiện hành mới nhất về các cấp độ PCCC

Quy định hiện hành mới nhất về các cấp độ Phòng cháy chữa cháy
Diễn tập Phòng cháy và chữa cháy tại Khu công nghiệpKHOXUONGDEP.COM.VN

Theo quy định mới nhất của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Thông tư 150/2020/TT-BCA thì hệ thống PCCC hiện tại được chia thành 03 cấp độ:
– Phòng cháy chữa cháy dân phòng: đội PCCC dân phòng: là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú.
– Phòng cháy chữa cháy cơ sở: là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở, hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.
– Phòng cháy chữa cháy chuyên ngành: là đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.

2. Thẩm quyền thành lập các cấp độ PCCC.

a. Phòng cháy chữa cháy dân phòng:

Công an cấp xã có trách nhiệm tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập đội dân phòng trên cơ sở đề xuất của Trưởng thôn và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của đội dân phòng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, nơi làm việc, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội dân phòng.

b. Phòng cháy chữa cháy cơ sở:

Tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.
– Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu cơ quan, đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm thành lập đội PCCC cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội PCCC cơ sở.

c. Phòng cháy chữa cháy chuyên ngành.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm thành lập và duy trì đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.
Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành phải được cơ quan ban hành gửi tới cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn đó.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

3. Số lượng thành viên của các cấp độ PCCC

a. Phòng cháy chữa cháy dân phòng:

– Đội dân phòng có biên chế từ 10 người đến 20 người, trong đó 01 đội trưởng và 01 đội phó
– Biên chế trên 20 người đến 30 người được biên chế thêm 01 đội phó. Đội dân phòng có thể được chia thành các tổ dân phòng; biên chế của tổ dân phòng từ 05 đến 09 người, trong đó có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó.

b. Phòng cháy chữa cháy cơ sở:

– Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo.
– Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng.
– Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó.
– Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó.
– Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người thường xuyên làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng.

c. Phòng cháy chữa cháy chuyên ngành:

– Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo.
– Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng.
– Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó.
– Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó.
– Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người thường xuyên làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng.

Khoxuongdep.com.vn – Đơn vị chuyên dịch vụ Bất Động Sản Công Nghiệp, Khu Công Nghiệp

KHOXUONGDEP.COM.VN – Đơn vị công ty chuyên dịch vụ bất động sản công nghiệp & khu công nghiệp, như: Tư vấn đầu tư, tư vấn pháp lý dự án; môi giới mua bán cho thuê kho xưởng; phân phối dự án nhà xưởng, đất công nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp khu vực Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Miền Tây, Miền Nam và các tỉnh thành khác.

Công Ty TNHH tư vấn đầu tư Kho Xưởng Đẹp
🌐 Website: www.Khoxuongdep.com.vn
– Xem Facebook : Kho Xưởng Đẹp.com.vn
– Xem Youtube tại : Kho Xưởng Đẹp
☎️ Hotline/ Zalo: 0909161824 / 0901626248