Danh sách 34 tỉnh thành tại Việt Nam sau sát nhập và những điều cần lưu ý

DANH SÁCH 34 TỈNH THÀNH TẠI VIỆT NAM SAU SÁT NHẬP VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Cập nhật danh sách 34 tỉnh thành mới nhất sau sát nhập tỉnh thành 2025
Cập nhật danh sách 34 tỉnh thành mới nhất sau sát nhập tỉnh thành 2025. Nắm rõ địa chỉ mới, tránh sai sót khi gửi hàng, làm giấy tờ hoặc di chuyển.

 

Ngày 1/7/2025, Việt Nam chính thức áp dụng phương án sáp nhập hành chính một số tỉnh, thành nhằm tinh gọn bộ máy, tăng hiệu quả quản lý và phát triển kinh tế vùng. Sau khi sáp nhập, Việt Nam chỉ còn 34 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thay vì 63 đơn vị hành chính như trước đây.

Vậy danh sách 34 tỉnh thành tại Việt Nam sau sát nhập là gì? Việc sáp nhập ảnh hưởng như thế nào đến đời sống thường ngày như gửi đồ, di chuyển, cập nhật giấy tờ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và cập nhật kịp thời những điều cần lưu ý.

Danh sách 34 tỉnh thành tại Việt Nam sau sáp nhập

Dưới đây là danh sách chính thức 34 tỉnh, thành phố sau khi sáp nhập (theo công bố mới nhất từ Chính phủ):

  1. An Giang (gộp Kiên Giang + An Giang)
  2. Bắc Ninh (gộp Bắc Giang + Bắc Ninh)
  3. Cà Mau (gộp Bạc Liêu + Cà Mau)
  4. Cao Bằng
  5. Đắk Lắk (gộp Phú Yên + Đắk Lắk)
  6. Điện Biên
  7. Đồng Nai (gộp Bình Phước + Đồng Nai)
  8. Đồng Tháp (gộp Tiền Giang + Đồng Tháp)
  9. Gia Lai (gộp Gia Lai + Bình Định)
  10. Hà Tĩnh
  11. Hưng Yên (gộp Thái Bình + Hưng Yên)
  12. Khánh Hoà (gộp Khánh Hòa + Ninh Thuận)
  13. Lai Châu
  14. Lâm Đồng (gộp Đắk Nông + Lâm Đồng + Bình Thuận)
  15. Lạng Sơn
  16. Lào Cai (gộp Lào Cai + Yên Bái)
  17. Nghệ An
  18. Ninh Bình (gộp Hà Nam + Ninh Bình + Nam Định)
  19. Phú Thọ (gộp Hòa Bình + Vĩnh Phúc + Phú Thọ)
  20. Quảng Ngãi (gộp Quảng Ngãi + Kon Tum)
  21. Quảng Ninh
  22. Quảng Trị (gộp Quảng Bình + Quảng Trị)
  23. Sơn La
  24. Tây Ninh (gộp Long An + Tây Ninh)
  25. Thái Nguyên (gộp Bắc Kạn + Thái Nguyên)
  26. Thanh Hóa
  27. TP. Cần Thơ (gộp Sóc Trăng + Hậu Giang + TP. Cần Thơ)
  28. TP. Đà Nẵng (gộp Quảng Nam + TP. Đà Nẵng)
  29. TP. Hà Nội
  30. TP. Hải Phòng (gộp Hải Dương + TP. Hải Phòng)
  31. TP. Hồ Chí Minh (gộp Bình Dương + TPHCM + Bà Rịa – Vũng Tàu)
  32. TP. Huế
  33. Tuyên Quang (gộp Hà Giang + Tuyên Quang)
  34. Vĩnh Long (gộp Bến Tre + Vĩnh Long + Trà Vinh)

Những điều cần lưu ý sau khi sáp nhập tỉnh thành

Việc sáp nhập tỉnh thành không chỉ là thay đổi trên bản đồ hành chính mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là việc gửi hàng hóa, đi lại và cập nhật thông tin cá nhân.

Thay đổi địa chỉ mới gửi hàng hóa, bưu phẩm
Thay đổi địa chỉ gửi hàng hóa, bưu phẩm
  1. Thay đổi địa chỉ mới gửi hàng hóa, bưu phẩm:Đây là thay đổi quan trọng nhất bạn cần lưu ý nếu thường xuyên gửi đồ, thư từ, quà tặng về Việt Nam.
    • Địa chỉ mới cần bỏ tên quận, huyện cũ: Ví dụ trước đây là “92 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP.HCM” → nay chỉ cần ghi “92 Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, TP.HCM”.
    • Cập nhật tỉnh mới thay cho tên tỉnh cũ: Ví dụ, nếu người nhận ở Thái Bình (đã sáp nhập vào Hưng Yên), bạn cần ghi rõ Hưng Yên chứ không còn ghi Thái Bình.
    • Cẩn thận khi dùng dịch vụ chuyển phát: Trên các website như FedEx, DHL, GHTK… bạn nên chọn đúng tên tỉnh mới nhất để tránh sai sót.
  2. Thay đổi khi đặt vé máy bay, di chuyển nội địaViệc đặt vé và di chuyển cũng cần điều chỉnh nhẹ về mặt hành chính:Tên sân bay vẫn giữ nguyên: Ví dụ, Sân bay Pleiku vẫn tên cũ nhưng giờ thuộc tỉnh Gia Lai (sáp nhập Bình Định).

    Cập nhật nơi ở theo địa chỉ mới: Khi điền thông tin tạm trú hoặc khai báo hành chính, hãy sử dụng đúng tên tỉnh mới sau sáp nhập.

    Đi xe khách cần kiểm tra tuyến đường: Một số tuyến có thể được điều chỉnh điểm đến theo đơn vị hành chính mới.

  3. Cập nhật thông tin cá nhân, giấy tờ hành chínhViệc thay đổi địa danh cũng sẽ ảnh hưởng đến thông tin cá nhân trong các loại giấy tờ:CMND/CCCD/Hộ chiếu cũ vẫn có hiệu lực: Không cần đổi ngay nếu nơi sinh hoặc nơi thường trú là tỉnh cũ.

    Khi làm lại giấy tờ: Hệ thống sẽ tự động cập nhật địa chỉ theo tỉnh mới.

    Thẻ ngân hàng, giao dịch tài chính: Nên kiểm tra lại địa chỉ trong hồ sơ để khớp với thông tin quản lý mới.

Việc sáp nhập từ 63 xuống còn 34 tỉnh, thành phố là bước cải cách lớn của Việt Nam trong năm 2025. Không chỉ thay đổi trên bản đồ hành chính, sự điều chỉnh này còn ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều mặt đời sống như: Gửi hàng hóa, bưu phẩm; Đặt vé máy bay, di chuyển nội địa; Khai báo thông tin cá nhân, cập nhật giấy tờ

Vì vậy, người dân trong và ngoài nước cần sớm nắm rõ danh sách 34 tỉnh thành tại Việt Nam sau sáp nhập, đồng thời chủ động cập nhật thông tin cá nhân, địa chỉ mới, và theo dõi các hướng dẫn từ cơ quan chức năng.